Theo trung tâm Bệnh nhiệt đới của Bệnh viện Bạch Mai cho biết chỉ tính trong tháng 8 vừa qua trung tâm đã tiếp nhận một phụ nữ mắc bệnh whitmore khá hy hữu. Bệnh nhân đã vị vi khuẩn ăn hết phần cánh mũi nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Whitmore không phải là căn bệnh lạ tại Việt Nam. Nhưng trước đây 5-10 năm mới có 20 ca mắc thì từ đầu năm cho đến nay trung tâm đã ghi nhận đtới 20 ca mắc trong đó có 4 ca đã tử vong. Đây là căn bệnh do vi khuẩn ăn thịt người gây ra nên người dân cần hết sức cẩn thận.
Whitmore là căn bệnh như thế nào?
Whitmore còn có tên gọi khác là bệnh melioidosis. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loại vi khuẩn ăn thịt Burkholderia pseudomallei gây nên. Loại vi khuẩn này có lẫn trong bùn đất và chủ yếu lấy qua vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.
Căn bệnh truyền nhiễm này có xu hướng gia tăng vào mùa mưa nhất là trong giai đoạn từ tháng 7 cho đến tháng 11.
Những con đường lây nhiễm của bệnh whitmore
Bệnh whitmore lây nhiễm thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp với các vết xước trầy da hoặc nước nhiễm vi khuẩn.
Bệnh cũng có thể lây qua đường không khí nếu các bạn hít phải các hạt bụi có chứa vi khuẩn.
Lây nhiễm thông qua đường ăn uống khi thức ăn bị nhiễm khuẩn.
Loại vi khuẩn này có khả năng truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa. Nếu người mẹ bị áp xe tuyến vú do vi khuẩn B.pseydomallei gây ra.
Bệnh whitmore nguy hiểm như thế nào?
Bệnh nhân khi mắc whitmore sẽ có khả năng tử vong rất nhanh nếu không chuẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Tỷ lệ tử vong của bệnh có thể lên tới 40-60%. Đối với những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn cấp, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh.
Bệnh whitmore còn có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đôi khi chỉ từ vết trầy xước nhỏ cũng có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng máu, áp xe, viêm phổi…Nếu không phát hiện sớm mà điều trị nhanh có khả năng tử vong chỉ sau vài ngày.
Điều khó khăn nhất đó là bệnh whitmore có biểu hiện lâm sàng khá phức tạp giống nhiều bệnh lý khác nhau của các chuyên khoa: hô hấp, da liễu, nội tiết, cơ – xương – khớp…Do đó, bước đầu chuẩn đoán bệnh rất khó có thể nhầm với các bệnh khác dẫn đến điều trị không hiệu quả mà bệnh có khả năng trầm trọng hơn.
Triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh
Dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh whitmore thường là:
– Sốt,
– Viêm phổi,
– Xuất hiện ổ áp xe ở nhiều vị trí,
– Nhiễm trùng đường tiết niệu…
Những dấu hiệu này thường xuất hiện nhiều ở bệnh nhân có tiền sử tiểu đường, mắc các bệnh mạn tính liên quan đến thận hoặc phổi, người nghiện rượu, người làm việc trực tiếp, thường xuyên với đất như nông dân. Đối tượng người già cũng rất dễ mắc vì thường có hệ miễn dịch yếu.