Bắt đầu mùa, sốt virut và bệnh lý liên quan chuẩn bị tăng. Viêm TPQ cấp là hiện tượng viêm xuất tiết, phù nề niêm mạc tiểu phế quản lan rộng và hậu quả là tắc hẹp đường thở khiến trẻ khó thở , tím tái, nếu không phát hiện nhanh để kịp thời điều trị, bé có thể tử vong vì ngạt thở.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Virut hợp bào hô hấp ( RSV: Respiratory syncitial virus) là nguyên nhân chính. Thường hay xảy ra vào mùa đông xuân. Ở nước ta thường có quanh năm nhất là ở miền Bắc thời điểm giao mùa ( tháng 4, 9).
Khi cơ thể bị nhiễm RSV gây đáp ứng miễn dịch tế bào lympho T tăng mạnh, gây độc tế bào làm giải phóng các chất hóa học gây co thắt phế quản. Lượng IgE tăng cao kèm theo xuất tiết đường hô hấp. Các phế quản nhỏ bị tắc do tràn ngập bởi các chất nhày kèm các tế bào làm cho lòng phế quản bị hẹp. Xuất hiện khí phế thũng do không khí ứ đọng trong phế nang không ra được.
BÉ NÀO HAY BỊ VIÊM TPQ cấp
– Bé 2-6 tháng tuổi , hoặc dưới 1 tuổi
– Bé không được bú mẹ đầy đủ
– Bé đẻ non, nhẹ cân
– Môi trường có khói thuốc lá , ô nhiễm , hoặc đông đúc chật hẹp
– Bé bị tim bẩm sinh
– Có các bệnh lý dị dạng phổi hoặc suy giảm miễn dịch.
BIỂU HIỆN
Bệnh khởi đầu bằng viêm long đường hô hấp ( chảy nước mũi, hắt hơi, ho nhẹ). Sau đó bé ho nhiều hơn, dữ dội, bé mệt , vật vã , khó chịu, buồn ngủ , bỏ ăn , bú và bé nôn. Trẻ sốt 38-39 độ chỉ hạ khi bệnh tiến triển tốt.
Bé thở nhanh, khò khè, co rút lồng ngực, tím tái, gõ phổi thấy khí phế thũng. Nghe phổi thấy ran ẩm kèm ran rít. X Quang thấy phổi sáng hơn, thành phế quản dày. Xét nghiệm máu thấy Bạch Cầu bình thường, bạch cầu đa nhân (NEU) không tăng như viêm phổi.
Nếu bệnh nặng không phát hiện điều trị kịp thời trẻ ngạt thở , suy hô hấp và tử vong sau 1-3 ngày. Nếu phát hiện sớm điều trị bé khỏi sau 2 tuần điều trị.
KHI NÀO CHO BÉ ĐẾN VIỆN NGAY KHI CÓ DẤU HIỆU VIÊM TPQ CẤP?
– Bé dưới 3 tháng
– Bé có tiền sử tím tái, ngừng thở hoặc trước đó khò khè nặng
– Một trong 5 dấu hiệu: Thở nhanh trên 60 lần/ p, tím tái, cánh mũi phập phồng , co rút lồng ngực , dấu hiệu tăng C02 máu.
HƯỚNG DẪN CÁCH ĐIỀU TRỊ
– Để bé ở chỗ thật thoáng mát, không bí bức , ô nhiễm bụi bặm, khói thuốc , đầu cao 30-40 độ ngửa nhẹ ra sau để cho bé dễ thở. Hút hết đờm dãi bé và các chất xuất tiết ứ đọng
– Cho bé thở oxy nếu khó thở nhiều.
– Khí dung cho bé bằng sabutamol
– Bù nước cho bé : orezol hoặc bù dịch đường truyền tốc độ chậm do bé thở nhanh , nôn , rối loạn tiêu hóa dễ mất nước.
– Có thể sử dụng corticoid nhưng không lạm dụng nhằm giảm viêm, giảm dày thành tiểu phế quản.
– Kháng sinh chống bội nhiễm kèm theo long đờm.
– Có thể dùng kháng virus như Ribavirin.
– Nếu bé có biến chứng nặng như suy tim , vật vã thì có thể dùng trợ tim, an thần ( BS chỉ định).
– Ở chỗ thật thoáng mát.
CÁCH PHÒNG BỆNH
– Cho bé bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Bú mẹ đầy đủ.
– Giữ ấm cho bé khi mùa đông về
– Cho bé ở phòng sạch, thoáng mát hạn chế gió lùa. Không bụi bặm, chật hẹp, bí bức hoặc gần khói bếp, khói thuốc
– Cách ly bé khi người nhà có người bị cúm, ốm. Nhất là giai đoạn mùa đông hoặc giai đoạn chuyển mùa.
– Tăng đề kháng với bé, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương là điều tiên quyết.
– Dự phòng máy khí dung sẵn ở nhà.