Home / SỨC KHỎE TRẺ EM / Thừa cân béo phì ở trẻ

Thừa cân béo phì ở trẻ

Song song với việc bé gầy và suy dinh dưỡng thì nhiều cha mẹ rất quan tâm về tình trạng thừa cân béo phì ở bé. Thừa cân béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ do hậu quả của sự mất cân bằng năng lượng , đưa vào nhiều hơn tiêu hao.

Dấu hiệu nhận biết trẻ béo phì

Với trẻ dưới 9 tuổi xác định theo công thức:

Thừa cân : cân nặng/ chiều cao > + 2 SD

Béo phì bao gồm thừa cân và bề dày lớp mỡ dưới da cơ tam đầu , dưới xương bả vai đều > 90 bách phân vị.

Có mấy loại béo phì?

+ Béo phì đơn thuần do dinh dưỡng: chiếm đại đa số

+ béo phì do nội tiết và di truyền : hiếm gặp.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Theo nghiên cứu: bé béo phì hoạt động ít và thời gian hoạt động tĩnh : chơi game, xem tivi lại cao.

– Yếu tố kinh tế xã hội: Mức sống gia đình cao nhất là ở Việt Nam. Đa số trẻ béo phì là trong gia đình giàu có. Cũng có một số trẻ ở gia đình có điều kiện kinh tế thấp nhưng lối ăn vô độ

– Yếu tố di truyền: 40%. Bố mẹ béo phì 80% con bị. Một trong hai thì 40%. Bố mẹ không ai béo phì thì 10%.

– Yếu tố nội tiết: rối loạn nội tiết chiếm 20%

– Thời gian ngủ ít

– Cân nặng lúc sinh cao

– Béo phì thể thấp

Biểu hiện: trẻ háu ăn, ăn nhanh, hay ăn vặt, thích thức ăn xào rán nhiều mỡ, thức ăn nhanh và ăn nhiều buổi tối. Bé hay thấy mệt mỏi , lười vận động. Trẻ lớn thường dậy thì sớm. Trước khi dậy thì cao hơn nhưng sau dậy thì thấp hơn lứa tuổi.

Ảnh hưởng: Điều này ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và học tập bé. Trẻ dễ mặc cảm , xấu hổ. Dễ mắc bệnh mạn tính: tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, sỏi mật, viêm khớp, dễ nguy cơ tử vong.

Điều trị thế nào?

Hạn chế tăng cân , cung cấp đủ dinh dưỡng để trẻ tiếp tục tăng trưởng. Kiểm soát chế độ ăn và hoạt động thể lực, giải quyết tinh thần cho bé.

Chế độ ăn

– Trẻ nhỏ: bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Ăn bổ sung hợp lý. Không ăn quá nhiều chất béo, bột ,đường. Tăng chất xơ trong thức ăn.

– Trẻ lớn: khẩu phần ăn cân đối, hợp lý, thức ăn đa dạng. Điều chỉnh khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lý. Tránh thức ăn rán nhiều mỡ. Dùng nước lọc, không dùng nước có ga. Khuyến khích trẻ ăn thịt , cá , gia cầm. Ăn thức ăn ít mỡ, nhiều rau xanh.

Hoạt động thể lực

– Tham gia thể thao nhiều: đi bộ , chạy , nhảy , bơi. Bắt trẻ làm việc vặt trong gia đình. Hạn chế xem điện thoại và tivi.

– Điều trị bằng thuốc( chỉ áp dụng trẻ lớn và người lớn. ).

Phòng bệnh

– Giáo dục trẻ về sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý.

– Hướng dẫn trẻ sống lành mạnh, khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể dục.

– Xây dựng chỗ cho nhiều trẻ vui chơi. Tránh xa tivi , điện thoại.

– Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau

– Phối hợp với nhà trường kiểm soát chế độ ăn sinh hoạt bé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *