Thời tiết đang vào giai đoạn hanh khô và chuyển mùa khiến cho dịch bệnh ngày càng gia tăng. Trong đó phải kể đến dịch bệnh đường hô hấp là cúm tuýp A/H1N1. Bệnh này rất dễ lây lan giống hết triệu chứng cúm thông thường nên rất khó khăn trong công tác phòng ngừa và điều trị?
Bệnh cúm mùa hay cúm A/H1N1 là bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan trong cộng đồng rất nhanh. Vì thế mà để đối phó với căn bệnh này các bạn cần có biện pháp chủ động phòng ngừa:
Biến chứng của bệnh cúm mùa
Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với các biểu hiện như sốt, đau đầu, cơ thể nhức mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Nguyên nhân do các chủng virus như cúm A, cúm B và cúm C gây ra. Bệnh này nếu diễn tiến nhẹ sẽ tự phục hồi trong vòng từ 2-7 ngày. Nhưng đối với trẻ em và người lớn tuổi mắc bệnh mãn tính về tim phổi, thận thì bệnh có khả năng chuyển thành các biến chứng nặng hơn như: viêm phế quản, viêm phổi, nặng nhất có thể gây tử vong.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 5-10% người lớn trưởng thành và khoảng 20-30% trẻ em bị nhiễm bệnh, trong đó có 3 triệu đến 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250 đến 500 nghìn người tử vong. Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây mỗi năm ghi nhận khoảng từ 1 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1) và cúm B gây nên. Các trường hợp mắc bệnh có xu hướng gia tăng vào mùa đông và mùa xuân.
Các biện pháp phòng ngừa cúm A/H1N1
Để phòng ngừa bệnh cúm A/H1N1 các bạn cần chủ động thực hiện những hướng dẫn sau đây:
Giữ vệ sinh cá nhân. Che miệng, mũi khi ho và hắt hơi, nên dùng khăn giấy howacj khẩu trang. Sau khi sử dụng xong bỏ khăn giấy vào thùng rác. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt bằng các dung dịch sát khuẩn.
Nên sử dụng các loại khẩu trang ý tế dùng một lần. Khi có dấu hiệu sốt cao, khó thở cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn phòng tránh lây lan.
Thường xuyên rửa tay khi tiếp xúc với các bề mặt công cộng. Tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi. Tăng cường tiêm truyền và giám sát việc thực hiện vệ sinh tay chân.
Nên giữ khoảng cách khi nói chuyện với người bị cúm vì chỉ cần 1 giọt nước bắn sang cũng khiến bạn lâu bệnh. Khoảng cách an toàn tối đa 1-2 mét.
Chủ động tiêm vacxin phòng ngừa cúm mỗi năm. Gia đình nên đi tiêm phòng cúm hàng năm tiêm đủ mũi nhắc lại để chủ động phòng tránh bệnh dịch.