Ngày nay quá nhiều bé bị táo bón. Có thể do chế độ ăn ít chất xơ, nhưng đa số táo bón ở bé là táo bón chức năng : do bị một lần khiến bé sợ đi đại tiện, dẫn đến tình trạng ứ đọng phân tạo thành vòng tuần hoàn. Đôi khi cũng có thể do bé chuyển chế độ ăn , hấp thu kém.
Táo bón thực thể (5% các bé bị táo bón )
Dấu hiệu : thường là đi ngoài phân su sau 48 h sau sinh , gia đình có người bị phình đại tràng , hoặc phân nhỏ và dài như bút chì , có máu trong phân nhưng hậu môn không nứt, cơ thể yếu, mệt mỏi , bụng chướng căng , giảm trương lực các cơ , …
* Dị tật hậu môn trực tràng
– Hậu môn mở hướng ra phía trước : Đo khoảng cách hậu môn – Dương vật ( nam ) hoặc âm đạo ( nữ )
Nếu nữ < 0,34. Nam < 0,43. Thì hậu môn hướng ra trước nên đi khám
– Hẹp hậu môn : nong cho bé bằng ngón tay út liên tục
– Phình đại tràng hoặc vô hạch , khi nghi ngờ đưa bé đến BV chụp x quang thụt cản quang. Nếu đúng thì phẫu thuật
* Rối loạn thần kinh cơ, não tuỷ: Tổn thương tuỷ sống lưng , thiểu sản hạch thần kinh thành ruột , Rối loạn chuyển hoá : thường bé yếu , và có biểu hiện bật thường khác lên đi khám
* Do dùng thuốc : chống co giật, gây nghiện, giảm đau.
Táo bón chức năng (95%)
Khi loại trừ tất cả nguyên nhân thực thể mà bé không mắc thì bé bị táo chức năng
Cách điều trị
– Ngừng sử dụng các thuốc gây táo bón
– Tăng cường thức ăn có chất xơ
– Tăng cường hoạt động thể lực vận động ( trẻ nhỏ kèm matxxa bụng và tập động tác đạp xe )
– Tập cho bé đi đại tiện hàng ngày và vào một giờ cố định.