Home / SỨC KHỎE TRẺ EM / Rối loạn tăng động giảm chú ý: Bảng test và sơ bộ cách điều trị

Rối loạn tăng động giảm chú ý: Bảng test và sơ bộ cách điều trị

Đối với một đứa trẻ khỏe mạnh,nô đùa, nghịch ngợm là chuyện hết sức bình thướng, Nhưng khi những biểu hiện đó quá lên và kèm theo một số đặc điểm khác , thường chúng ta phải nghĩ đến tăng động giảm chú ý (ADHD ).

ADHD là rối loạn khởi phát sớm kết hợp cả ba triệu chứng: giảm chú ý rõ rệt, gia tăng hoạt động quá mức với hành vi xung động và thiếu bền bỉ trong công việc hay học tập. Các biểu hiện đó lan tỏa ở nhiều môi trường ( nhà, lớp, công cộng,…) kéo dài ít nhất 6 tháng.

Tỷ lệ trung bình của ADHD là 4-5% trong đó chủ yêu là bé trai ( gấp 4-10 lần bé gái ) thường xáy ra ở trẻ dưới 7 tuổi

Chuẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý

TIÊU CHUẨN DSM5 (cả ít nhất 6 điều trong A kết hợp B,C,D,E)

A, (các mẹ chọn A1 hoặc A2 ) bé có ít nhất 6 trong các triệu chứng dưới đây kéo dài 6 tháng không phù hợp với mức độ phát triển là có thể bị ADHD

A1

1,Thường không chú ý chi tiết hoặc phạm lỗi do lơ đễnh trong việc học, trong công việc hoặc hoạt động khác

2, thường khó tập trung chú ý khi chơi/ học

3, thường có vẻ không nghe khi được nói trực tiêp

4, thường không thực hiện được hoàn toàn các hưỡng dẫn và không hoàn thành bài tập,việc nhà, nhiệm vụ

5, khó tổ chức công việc

6, thường tránh né , không thích hoặc do dự làm việc cần tập trung

7, thường làm mất đồ

8, thường dễ lo ra bởi kích thích bên ngoài

9, thường quên công việc hằng ngày

A2

Tăng động

1, Thường cọ quậy tay chân hoặc lúng túng trên ghế

2, thường đứng dậy khỏi chỗ ngồi khi đang học hoặc làm việc

3, thường chạy hay leo trèo không thích hợp

4, thường không chơi một cách im lặng

5, thường tỏ ra lúc nào cũng bận rộn

6, thường nói quá nhiều

Bốc đồng

7, thường đưa ra cấu trả lời trước khi câu hỏi kết thúc

8, thường khó chờ đến lượt

9,thường cắt ngang hoặc tự tiện tham gia ( chen vào cuộc nố chuyện hay trò chơi người khác

  1. Một số triệu chứng trên bài xuất hiện trước 12 tuổi
  2. Một số triệu chứng xuất hiện tối thiểu ở cả 2 môi trường ( lớp và nhà )
  3. Triệu chứng có ảnh hưởng đến chức năng xã hội, học tập hoặc việc làm
  4. Không xảy ra cùng rối loạn tự kỷ, tâm thần phân liệt, hoặc rối loạn tâm thần khác

BẢNG ĐÁNH GIÁ TĂNG ĐỘNG KÉM CHÚ Ý ADHD DÀNH CHO PHỤ HUYNH – GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ

0: không bao giờ, 1 thỉnh thoáng, 2 là thường xuyên, 3 rất thường xuyên

1, không chú ý vào chi tiết hoặc mắc lỗi do không cẩn thận ( làm bài tập về nhà ) (0,1,2,3)

2, khó tập trung vào việc cần làm(0,1,2,3)

3, có vẻ không nghe khi được nói trực tiếp(0,1,2,3)

4, không thực hiện được hoàn toàn các hướng dẫn hoặc không hoàn thành bài tập, việc nhà hoặc nhiệm vụ được giao ( không phải vì chống đôi hay không hiểu ) (0,1,2,3)

5, khó tổ chức công việc(0,1,2,3)

6, tránh hoặc không thích công việc cần tập trung trí tuệ (0,1,2,3)

7, làm mất đồ cho công việc( đồ chơi, bài tập, sách…)(0,1,2,3)

8, lo sợ bởi tiếng động hoặc kích thích bên ngoài (0,1,2,3)

9, quên công việc hằng ngày(0,1,2,3)

10, cựa quậy tay chân hoặc lúng túng khi trên ghế(0,1,2,3)

11, đứng dậy khỏi ghế không đúng lúc(0,1,2,3)

12, chạy hoặc hay leo trèo không đúng lúc(0,1,2,3)

13, khó choi một cach yên lặng(0,1,2,3)

14, bận rộn liên tục (0,1,2,3)

15, nói quá nhiều(0,1,2,3)

16, đưa ra câu trả lời trước khi câu hỏi kết thúc(0,1,2,3)

17, không chờ đến lượt(0,1,2,3)

18, xen ngang hoặc tự tiện tham gia vào cuộc nói chuyện hay trò chơi người khác(0,1,2,3)

19, tranh cãi với người lớn(0,1,2,3)

20, mất bình tĩnh (0,1,2,3)

21, cố ý chọc phá người khác(0,1,2,3)

22, chủ động từ chôi yêu cầu người khác hay luật lệ(0,1,2,3)

23, đổ lỗi cho người khác về hành vi hoặc lỗi do mình (0,1,2,3)

24, xúc động hoặc dễ bực mình (0,1,2,3)

25, giận dữ hoặc bực bội(0,1,2,3)

26, hằn học và muốn trả đũa(0,1,2,3)

27, ức hiếp, đe dọa người khác(0,1,2,3)

28, gây sự, đánh nhau(0,1,2,3)

29, nói dối để trốn tránh trách nhiệm(0,1,2,3)

30, trốn học(0,1,2,3)

31, độc ác với người khác(0,1,2,3)

32, cố ý phá hoại tài sản người khác(0,1,2,3)

33, trộm cắp(0,1,2,3)

34, sử dụng vật có thể gây thương tích nặng(0,1,2,3)

35, độc ác với thú vật(0,1,2,3)

36, cố ý đốt lửa để phá hoại(0,1,2,3)

37, xâm nhập nhà người khác(0,1,2,3)

38, ra ngoài buổi tối mà không xin phép(0,1,2,3)

39, ra khỏi nhà suốt đêm(0,1,2,3)

40, cưỡng ép người khác hoạt động tình dục(0,1,2,3)

41, sợ hãi, lo âu, lo lắng(0,1,2,3)

42, sợ thử nghiệm điều mới vì sợ phạm lỗi(0,1,2,3)

43, cảm thấy vô dụng hoặc thấp kém(0,1,2,3)

44, tự đổ lỗi cho bản than, cảm thấy có lỗi(0,1,2,3)

45, cảm thấy cô đơn, không được yêu thương, than phiền không ai thương con(0,1,2,3)

46, buồn, chán nản(0,1,2,3)

47, e dè hoặc dễ bị lúng túng(0,1,2,3)

Về học tập ( 1: tốt, 2 : khá, 3 : trung bình, 4 : thỉnh thoảng có vấn đề, 5 : luôn có vấn đề )

48, kết quả học tập trung (1,2,3,4,5)

49, đọc(1,2,3,4,5)

50,viết (1,2,3,4,5)

51, làm toán (1,2,3,4,5)

52, mỗi quan hệ với cha mẹ(1,2,3,4,5)

53, mối quan hệ với anh em(1,2,3,4,5)

54, mỗi quan hệ với bạn bè(1,2,3,4,5)

55, tham gia các hoạt động nhóm (1,2,3,4,5)

Qua 55 câu hỏi trên nếu bé có dấu hiệu bất bình thường (dễ xúc động, không tập trung, học kém, hay nổi nóng và có tính phá hoại) lên cho bé đi khám.

Nguyên tắc điều trị ADHD

– Cải thiện mỗi quan hệ giữa trẻ và mọi người

– Cải thiện khả năng học tập và làm việc

– Giảm thiểu hành vi rối loạn phá hoại

– Tăng khả năng tự lập, tự trọng

– Tăng mức độ an toàn của trẻ nhằm giảm tai nạn

– Điều trị các rối loạn đi kèm

– Dưới 6 tuổi : trị liệu hành vi đóng vai trò quyết định kèm bổ sung DHA và bổ não

– Trên 6 tuổi dùng thuốc và DHA

Một số liệu pháp tâm lý

Như chúng ta biết trẻ ADHD hoạt động liên tục, dễ xúc động, không kiên trì vì vậy trong quá trình điều trị bé phải kiên trì. Người lớn phải hạn chế quát tháo bé, hãy dùng nhiều từ khen ngợi bé và có phần thưởng khi các bé hoàn thành việc được giao, khuyến khích cả khi bé chưa hoàn thành.

Liệu pháp hành vi nhận thức

Cha mẹ phải đối xử đúng cách và đúng mực với bé, có chiến lược thưởng hay phạt rõ ràng cho bé bằng lời khen hoặc khiển trách, không dùng bạo lực. yêu cầu bé viết báo cáo mỗi ngày về hành vi và cho điểm thưởng cho bé nếu bé lớn.

Liệu pháp tâm kịch

Cùng bé đóng kịch nhằm hiểu suy nghĩ và tình cảm của bé, thuận lợi trong việc giao tiếp với bé ( đóng vai bác sĩ,, hay giáo viên với bé) qua quá trình cùng bé đóng kịch hoặc khuyến khích bé chơi đóng kịch bé bộc lộ bản than mình qua lời nói.

Liệu pháp gia đình

Nếu các mối quan hệ trong gia đình ảnh hưởng xấu đến bé phải có biện pháp cải thiện ( bố mẹ bất hòa, ly dị…)

Hoạt đông trị liệu

Cùng tập thể dục và chơi thể thao với bé giúp bé tăng cường sự tập trung và dẫn truyền thần kinh , giảm trầm cảm và lo âu ở bé.

Các biện pháp can thiệp đi kèm

– Bảo đảm an toàn cho bé và người khác, lên giám sát chặt chẽ bé khi bé chơi tránh bé tự gây nguy hiểm hoặc gây nguy hiểm cho người khác,biêt khen trẻ đúng lúc, cho bé chơi ở môi trường thoáng, ít tác động của âm thanh, giúp bé cải thiện khả năng lắng nghe, chú ý và hoàn thành công việc

– Chia nhỏ công việc và bài tập hoặc nhiệm vụ của bé ra thành nhiều phần giúp bé hoàn thành từng phần một khuyến khích bé khi bé hoàn thành một phần công việc được giao

– Lập ra thời gian biểu cho bé , treo ở chỗ dễ nhận thấy giúp bé thực hiện theo

– Cố tìm ra điểm mạnh của bé, khai thác điểm mạnh đó giúp xây dựng lòng tin ở bé.

Hy vọng những thông tin trên đây hữu ích và giúp bạn sớm phát hiện và có phương pháp điều trị tốt nhất chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ nhé.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *