Home / SỨC KHỎE TRẺ EM / Những điều cần biết về sùi vòm họng ở trẻ

Những điều cần biết về sùi vòm họng ở trẻ

Viêm nhiễm vùng họng hay viêm VA chiếm tỷ lệ rất cao ở trẻ em từ 6 tháng – 3 tuổi. Vậy ở độ tuổi nào nạo VA, sao bé em bị VTG lại chỉ định nạo VA,…tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

VA là mô tân bào lớn thứ 2 chỉ sau mỗi amidan khẩu cái. VA có chứa nhiều bạch cầu nhằm tạo ra một phần kháng thể cho cơ thể. Khi mới sinh ra VA và amidan đều vô khuẩn. Khi bé thở các vi khuẩn ở phòng sinh sẽ được đưa vào nhưng lúc này không làm được gì vì có kháng thể từ sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Từ tháng thứ 6 trở đi kháng thể không đủ bé bắt đầu viêm nhiễm Va. Bé không được bú sữa mẹ thường mắc sớm hơn. Nguyên nhân có thể do virut, vi khuẩn , nấm.

Phân loại viêm VA

– VA cấp : bé sốt cao, chảy nước mũi đục như mủ , số lượng dịch mủ nhiều. Bé bị nghẹt mũi nhất là khi nằm. Một số bé kèm theo rối loạn tiêu hoá , bỏ ăn.

– VA mạn: bé chảy mũi thường xuyên, lúc nhiều lúc ít, khi trong khi đục có khi màu xanh. Trong thời kỳ kéo dài bé nghẹt mũi thương xuyên, có khi há miệng để thở kèm chảy mũi thò lò.

Biến chứng viêm VA

Biến chứng do nhiễm khuẩn

– Gây viêm tai giữa : vi khuẩn lan qua vòi nhĩ gây viêm tai giữa capa và thanh dịch

– Gây viêm Amidan cấp

– Gây viêm thanh quản gấp do dịch chảy xuống

– Gây viêm phế quản

– Rối loạn tiêu hoá

Khi VA quá to gây biến chứng

– Do bé hay nghẹt mũi , thiếu oxy làm bé mệt mỏi, học tập kém, ăn uống kém.

– Dị dạng sọ mặt: Do bé nghẹt mũi lên chuyên hở bằng miệng. Lâu ngày dẫn tới xương hàm trên không phát triển đúng, nhỏ hơn bình thường, răng mọc lởm chởm, lưỡi thụt xuống thấp, lệch đầu cổ, xương hàm dưới bị đẩy ra phía trước, khuôn mặt mất cân đối.

– Gây hội chứng nghừng thở lúc ngủ Nếu để lâu có thể dẫn tới suy tin trái.

Cách điều trị viêm VA

Nội khoa

Giữ vệ sinh răng miệng, ăn uống đầy đủ. Giữ mũi bé thông thoáng. Khi bé sốt cao viêm cấp dùng hạ sốt và augmentin hoặc nhóm cephalosporin kèm corticoid và kháng viêm, kháng dị ứng . Chịu khó xông mũi họng cho bé.

Phẫu thuật

Các mẹ hoàn toàn yên tâm cho bé đi phẫu thuật để nạo va nếu bé được chỉ định, tuy sau khi phẫu thuật bé vẫn hay bị sổ mũi nhưng bé ăn ngon hơn, ngủ dễ hơn. Còn VA có rất ít giá trị trong việc tạo miễn dịch ở bé so với các phần còn lại.

Khi nào bé cần phẫu thuật nạo VA?

– Viêm VA quá phát gây khó thở

– Viêm VA kèm hội chứng ngừng thở lúc ngủ

– Viêm Va với các biến chứng gây nhiễm khuẩn như tái đi tái lại nhiều lần, gây viêm tai giữa và viêm hô hấp trên.

Những bé nào không được phẫu thuật?

Bé đang bị suy tim, thận, gan. Bệnh máu loãng , bênh rối loạn đông máu, u vòm

Phương pháp nạo : nạo Va tư thế ngồi và được gây tê ( nhiều biến chứng như shock hoặc Mảng Va rơi vào đường thở ), nạo Va gây mê nội khí quản

* Độ tuổi hợp lý nhất : 2-3 tuổi là nạo VA vì lứa tuổi này bé ít chảy máu. Càng để lớn càng chảy nhiều máu.

Sau khi phẫu thuật theo dõi bé theo dặn dò bác sĩ vì vẫn còn theo dõi chảy máu. Bé uống sữa sau 6-12 tiếng. Nếu thấu bé ổn cho ăn bình thường.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *