Với những mẹ có con tự kỷ, tăng động, chậm nói muốn cải thiện hoặc dạy bé nhưng không biết làm thế nào hoặc làm nhưng không có tác dụng. Các bạn chú ý những nguyên tắc sau.
Bước đầu tiên muốn dạy được bé chúng ta phải giao tiếp được với bé. Điều này thì chắc chắn bố mẹ bé có cơ hội và khả năng thành công nhiều nhất song mới đến giáo viên vì thời gian bạn bên bé nhiều nhất và đơn độc. Trong khi giáo viên ở trường phải cùng lúc tiếp xúc với nhiều bé sẽ khiến hiệu quả không cao.
Nguyên tắc hình thành giao tiếp bé bao gồm:
Bạn để bản thân mình cùng tầm nhìn với bé
Bé thường có vóc dáng nhỏ? Tầm nhìn chưa rộng. Lên chúng nhìn người lớn như những người khổng lồ, tạo áp lực cho bé. Khi bạn dạy bé bạn không thể để mặt mình cao hơn bé được.
Phải làm sao cho mặt mình ngang tầm với bé (ngồi xổm, quỳ , cúi, nằm…) miễn sao mặt bạn ngang với mặt bé để giảm áp lực với bé khi giao tiếp.
Cố tạo chú ý của trẻ đến bạn
– Bạn di chuyển cơ thể đến gần bé hơn. Không xa quá để không hiệu quả hoặc không quá gần vì nhiều bé không thích quá gần và quan sát tìm khoảng cách phù hợp.
– Bạn di chuyển mặt mình đến tầm nhìn của bé kể cả bé quay đi.
– Bạn quan sát những yếu tố bé thích (phim trên youtube, phim hoạt hình ..) và tạo tính cách giống như nhân vật bé thích nhé. Bé chú ý đến bạn hơn.
– Sử dụng bức tranh hoặc đồ chơi nhiều màu sắc giữa chúng trước mặt bạn nhưng đủ tầm nhìn của bé để chúng chú ý cả hai.
Chuẩn bị cho bé những thứ bạn sắp truyền đạt
Bạn phải làm thật chậm và kiên trì vì giai đoạn đầu nhiều bé chậm hoặc không thực hiện kỹ năng này. Cố dùng tên bé hoặc cách nói đơn giản kèm động tác cơ thể khiến bé chú ý ” nhìn này kèm chỉ tay” “nghe này kèm chỉ tai”….
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách có ý nghĩa
– Cường điệu hóa các chuyển động. Khi bạn chỉ tay vào gì đó bạn vươn dài tay ra giúp bé chú ý.
– Sử dụng chuyển động đó chậm và rõ ràng.
– Kèm theo đó là biểu hiện khuôn mặt. Bé mới dễ hiểu.
Hỗ trợ bằng công cụ hỗ trợ trực quan
Bức tranh, cơ thể bạn , đồ vật , các clip youtube,…
Nói với bé chậm và rõ ràng
Bạn phải nói thật chậm hơn bình thường để bé phải tiếp thu chậm và hiểu nhất.
Giai đoạn đầu giới hạn lời nói
Sử dụng cụm từ ngắn thôi ví dụ” ăn “, “đi”,” Nhìn này”, “màu đỏ”…nói chung bạn phải nói ít thôi. Bé mới tiếp thu được.
Kiên trì đợi trẻ tương tác với bạn
Khi bạn cố giao tiếp với bé có thể bé đáp ứng lại rất chậm. Hãy chờ nhé. Trong lúc đó vẫn cố giữ tương tác với bé bằng cách nhìn vào mặt bé , hay di chuyển để mặt bạn đang chú ý vào bé. Có thể nhắc lại yêu cầu với bé khi không thấy bé đáp lại.