Home / SỨC KHỎE TRẺ EM / Hướng dẫn cách trị đái dầm ở trẻ em?

Hướng dẫn cách trị đái dầm ở trẻ em?

Đái dầm là chỉ tình trạng tiểu tiện không theo ý muốn không nhận biết được , xuất hiện trong giấc ngủ vào ban đêm ở độ tuổi bình thường đã làm chủ được cơ thắt (5-6 tuổi). Với những trẻ dưới 4 tuổi thì đó  được coi là điều bình thường. Đái dầm được coi có ý nghĩa khi xuất hiện trên 4 đêm trong một tuần. Tỷ lệ mắc đái dầm ở hai giới là 13,5% trẻ. Đái dầm không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng.

Quá trình tiểu tiện bình thường ở trẻ em

Ở trẻ em, tiểu tiện xuất hiện như một phản xạ của tủy sống. Khi nước tiểu đầy làm giãn bàng quang và kích thích các dây thần kinh cảm giác làm co bóp cơ bàng quang. Nếu cơ thắt ngoài của niệu đạo thắt lại thì nước tiểu không thoát ra, nước tiểu chỉ thoát ra khi cơ thắt ngoài niệu đạo giãn ra.

Trong những năm đầu, bé đi tiểu 20 lần /1 ngày. Sau đó giảm xuống 11 lần vào năm 3 tuổi sau đó giảm dần do dung tích bàng quang bé tăng lên nhiều lần hơn cả tốc độ sản xuất nước tiểu.

Khả năng tiểu của bé phụ thuộc vào:

– Dung tích bàng quang của bé chứa nước tiểu. Bàng quang to bé tiểu ít lần, bàng quang nhỏ bé tiểu nhiều lần.

– Khả năng kiểm soát chủ động cơ thắt ngoài niệu đạo (hoàn thiện năm 3 tuổi).

– Khả năng kiểm soát hoạt động của cơ bàng quang: ức chế hoặc co bop theo phản xạ.

Thông thường là 4 tuổi bé đã chủ động kiểm soát tiểu tiện.

Các nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ

– Dung tích bàng quang của bé giảm. Qua nghiên cứu dung tích cơ năng bàng quang của các bé đái dầm đều giảm. Ở đây là chỉ cần đạt 50% dung tích đã có hiện tượng co bóp tự phát các cơ bàng quang.

– Do cơ chế kiểm soát tiểu tiện ở bé chậm hoàn chỉnh. Khi bé hoàn chỉnh hiện tượng đái dầm tự mất.

– Rối loạn giấc ngủ : đái dầm thường xuất hiện ở bé ngủ quá sâu. Như các bạn thấy , đôi khi trong giấc ngủ sâu có những giấc mơ như thật ngoài đời, tạo tâm lý thúc đẩy bé đái dầm.

– ADH (hormon chống bài niệu) giảm ở trẻ đái dầm vào ban đêm làm số lượng nước tiểu tăng vượt dung tích bàng quang. Ở trẻ bình thường ADH tăng khi ngủ.

Điều trị đái dầm ở bé – điều trị không dùng thuốc

Mục đích giúp trẻ tự tin vào khả năng kiểm soát tiểu tiện của mình và xây dựng một khả năng hợp tác chủ động ở bé. Bao gồm : theo dõi tiểu tiện ở bé, đánh thức bé theo giờ, tập thể dục tiểu tiện.

-Lên có sổ nhật ký ghi chép và theo dõi tiểu tiện. Hàng ngày ghi lại số lần và thời điểm tiểu tiện. Ghi lại các đêm đái dầm hay không đái dầm và có cách đánh dấu riêng. Động viên bé đạt nhiều đêm không đái dầm.

Nhớ dặn bé : hạn chế uống nước buổi tối, bữa tối hơi mặn chút và đi tiểu trước khi ngủ.

– Khuyến khích bé cố gắng kéo dài khoảng cách giữa hai lần tiểu tiện vào ban ngày nhằm tăng dung tích bàng quang và khả năng chịu đựng của bé

– Tạo phản xạ có điều kiện bằng chuông báo động. Có thiết bị gắn vào quần bé khi có giọt nước tiểu đầu tiên thấm vào máy , máy kêu lên đánh thức bé dậy đi tiểu. Lâu dần tạo phản xạ bàng quang tức đánh thức bé dậy đi tiểu.

– Tâm lý : chủ yếu ở bé có biểu hiện sang chấn tâm lý hoặc rối loạn hành vi.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *