Trong giai đoạn này, các mẹ cần hết sức chú ý trong việc dạy và chăm sóc trẻ bởi:
– Bé trong giai đoạn ăn dặm , sữa mẹ gần như không cung cấp đủ kháng thể cho bé , có thể bổ sung thêm một số sản phẩm giúp bé tăng đề kháng vì giai đoạn này bé rất hay bị ốm vặt do ăn dặm , mọc răng, vận động nhiều như bò , chơi..
-Vẫn bổ sung vitamin D và DHA cho bé ( tự ý được vì tốt cho bé ) , hạn chế bé còi xương ngoài ra giúp hệ thần kinh bé phát triển, tốt cho việc tập bò, đi , ghi nhớ và học ngôn ngữ
– Không được chủ quan là bé chưa nói lên chứ biết gì: Chỉ làm những hành động hay lời nói đẹp trước mặt bé. Hạn chế cãi vã, chửi nhau trước mặt bé. Hạn chế tối đa quát mắng bé thay vào đó là khuyên nhủ đúng sai hoặc dạy bé điều đúng đắn.
– Bé có ngoan hay ngỗ nghịch hoàn toàn phụ thuộc vào giai đọan này. Cơ bản nên biết cách đáp ứng yêu cầu đúng của bé, và không được đáp ứng yêu cầu sai.
– Bé nhanh biết đi , biết nói hay không cũng phụ thuộc lớn vào sự hỗ trợ bố mẹ giai đoạn này.
DẠY VÀ HUẤN LUYỆN BÉ 7 THÁNG TUỔI
Huấn luyện động tác
Bé 7 tháng tuổi có thể tự ngồi một mình , nên bắt đầu cho bé tập bò. Bò là động tác đòi hỏi vận động toàn thân vì vậy cha mẹ phải luyện cho bé các nhóm cơ ngực, bụng, eo lưng, chân , tay để giúp bé vững hơn cho tư thế đứng sau này không lệch lạc.
Khi bé bò tầm quan sát bé cao hơn, nhưng không phải bé nào cũng chịu bò. Có thể dùng đồ chơi có thể chuyển động dụ bé bò đuổi theo lấy.
Cha mẹ hoàn toàn có thể chơi với bé để giúp bé tập bò hỗ trợ bằng cách đỡ nửa người trên bụng bé và đẩy gót chân bé tiến về trước. Kèm theo đó là đồ chơi di động trước mặt bé.
Huấn luyện ngôn ngữ
Bố mẹ cần chú ý bồi dưỡng khả năng quan sát của bé , cố giúp bé chú ý theo khẩu hình , quan sát được biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt người lớn: Vui, buồn. Cố bắt bé hướng về cha mẹ khi nói chuyện với bé. Vẫn thường xuyên cho bé nghe nhạc nhất là bản nhạc thiếu nhi nhẹ nhàng giúp bé thụ đắc ngôn ngữ tốt hơn.
Dạy bé sống đúng
Bé 7 tháng đã biết điều khiển hành vi của bản thân mình. Lúc này cha mẹ nên đáp ứng những yêu cầu đúng của bé, từ chối yêu cầu không đúng. Phải nghiêm mặt khi bé nghịch ngợm và có hành vi không đúng.
Thói quen ăn uống
– Cố định nơi ăn uống của bé , có môi trường ăn uống tốt, không bị phân tán , khi ăn lên cho bé chú tâm ăn tránh bé biếng ăn sau này.
– Dạy bé hình thành thói quen ngồi bô khi đi bệ sinh vào giờ cố định.
– Tập thể dục : tập eo lưng và các động tác tháng trước đó.
DẠY VÀ HUẤN LUYỆN BÉ 8 THÁNG TUỔI
Huấn luyện động tác
Bé 8 tháng bò rất tốt , bố mẹ cần chú ý tập cho bé đứng dần được rồi bằng cách vịn lan can và có người đỡ. Đứng là cơ sở của tập đi nếu không luyện cho bé sau này bé rất chậm biết đi. Lúc đầu bố mẹ có thể hỗ trợ bé bằng cách đỡ người, khi bé tự đứng được bằng cách vịn lên khen ngợi bé và vẫn để bé tập nhiều lần đến khi vững.
Vẫn chịu khó tập động tác tay cho bé , như đậy nắp chai, xếp miếng đồ chơi .. giúp bé hiểu được mỗi liên hệ giữa các vật thể. Đồ chơi của bé vẫn nhiều màu sắc giúp bé nâng cao khả năng nhận biết.
Về ngôn ngữ
Dạy bé liên hệ từ ngữ và hành động: tạm biệt và vẫy tay hoặc ăn cơm. Bé hiểu được ý nghĩa các từ …
Về thói quen sinh hoạt
Vẫn cho bé ngồi bô một giờ cố định tránh táo bón và hình thành thói quen. Ăn ngủ đúng giờ. Khen ngợi bé khi bé làm tốt. Hạn chế cho đồ chơi lên giường khi bé ngủ vì có thể làm bé không chịu ngủ.
Tầm này đồ chơi cho bé có hình dáng các con vật. Vừa chơi vừa dạy bé là con gì và kêu theo tiếng con vật đó. Bé liên tưởng đến con vật đó và tiếng kêu. Cũng có thể chơi với bé trước gương , biểu lộ cảm xúc khác nhau bé làm theo và nhìn mình tròn gương. Bé nhanh ọc theo hơn.
Về thể dục
Để bé nằm sấp. Bố mẹ nắm lấy hai tay bé giúp bé qùy và đỡ bé đứng lên. Giúp bé hình thành khả năng tự đứng.
DẠY VÀ HUẤN LUYỆN BÉ 9 THÁNG TUỔI
Lựa chọn đồ chơi cho bé
Giai đoạn này có thể cho bé chơi đồ chơi tháo nắp được luyện sáng tạo và linh hoạt tay. Chú ý chọn đồ đơn giản và không quá nhỏ tránh bé bỏ vào miệng nguy hiểm. Dạy bé cất đồ chơi đúng vị trí như một thói quen.
Khi cho bé chơi có thể dùng đồ chơi bé yêu thích dụ bé, làm sao cho bé bò tiến lên, lùi lại , phối hợp đại não và các cơ Đồ chơi cũng có thể để trong các ngăn kéo sao cho bé với kéo ra nhẹ nhàng và lấy được đồ chơi. Bé vận động phối hợp cánh tay và tư duy giải quyết vấn đề.
Huấn luyện động tác
Bé 9 tháng nếu đứng vững có thể giúp bé tập đi men theo thành giường. Cố dùng đồ chơi dụ bé khi bé đứng bám vào thành giường. Có thể tương đối lâu bé mới biết cách đi nhưng cũng không nên sốt ruột, động viên bé khi bé làm được. Bước vịn đầu tiên này giúp bé đi tốt sau này.
Giai đoạn này vẫn tập cho bé các động tác phối hợp tay như bỏ đồ chơi vào rổ rồi lấy ra. Luyện dần cho bé cách dùng cốc khi uống nước. Cũng có thể dùng đồ chơi sau đó dấu đi để bé đi tìm giúp bé hứng thú tìm tòi nghiên cứu.
Huấn luyện ngôn ngữ: Giai đoạn này cần dạy bé hiểu ý nghĩa của từ ngữ , giúp bé liên tưởng từ ngữ với đồ vật thường dùng , bé chưa biết nói nhưng khi hiểu rồi bé dùng ánh mắt hướng theo đồ vật đó khi ta hỏi bé. Cũng cố giúp bé hiểu thêm các đồng từ liên quan đến hành động như cầm, nắm, ăn , uống ..
Rèn luyện tính cách tốt
Không được quát to bé khiến bé sợ hãi , lên dùng biện pháp giải thích khi bé làm sai một cách nhẹ nhàng. Không cãi nhau hoặc to tiếng trước mặt bé, cha mẹ cố thành tấm gương bé học. Rửa tay bé trước khi ăn, vệ sinh răng cho bé trước khi ăn hoặc ngủ Giữ gìn vệ sinh cơ thể bé.
Thể dục
Giúp bé tập các động tác tăng lực cánh tay và cơ cổ.
DẠY VÀ HUẤN LUYỆN BÉ 10 THÁNG TUỔI
Lựa chọn cho bé đồ chơi bé kéo đi được và phát ra âm thanh. Tránh đồ chơi dễ vỡ hoặc nguy hiểm.
Cho bé xem tranh ảnh tập khả năng nhận biết cũng như trí nhớ. Cũng có thể cho bé xem tranh trước sau đó đến vật thật , sau nhiều lần bứ biết bức tranh với vật nào. Sau khi bé quen rồi có thể cho bé tìm tranh quen thuộc của bé trong nhiều bức tranh trộn lẫn.
Huấn luyện động tác
Đa số bé là đang bò hoặc vịn lan can đi ngang. Giai đoạn này nhiều bé có thể tự bỏ tay để đứng thăng bằng. Cha mẹ cố găng tập cho bé động tác đứng vững đó. Ngoài ra có thể cho bé phối hợp với động tác người lớn như mặc quần áo, đi tât… bé cũng có thể hiểu và bắt trước theo.
Giai đoạn này có thể cho bé xem hình nhân vật và kể cho bé nghe về nhân vật đó, bé có hiểu được phần nào tuy chưa biết nói. Giai đoạn này bé nghe hiểu lời người lớn nên dạy cho bé phát âm theo người lớn. Cố giúp bé nhìn khẩu hình và mô phỏng theo người lớn, luyện cho bé phối hợp hài hòa hoạt động bộ phận phát âm trong miệng. Vẫn cho bé nghe các bài hát nhi đồng.
Về phẩm chất
Vẫn dạy bé cái gì đúng sai, chơi trong phạm vi của mình , không được nghịch đồ nguy hiểm. Khi bé khóc dỗi, để bé khóc không chiều theo bé , sau khi bé nín giải thích cho bé hiểu.
Ngoài việc sinh hoạt đúng giờ và vệ sinh, cố chú ý cho bé tập thể dục ngoài trời giúp bé sáng khoái và tổng hợp vitamin D.
DẠY VÀ HUẤN LUYỆN CHO BÉ 11 THÁNG TUỔI
Ngoài việc tập cho bé đứng vững tập thêm cho bé động tác đung đưa theo nhạc, bạn cũng có thể đỡ dưới cánh tay bé khi bé đung đưa theo nhạc có tiết tấu mạnh. Nếu bé thực sự đứng vững bạn cũng có thể cho bé tập đi về trước bằng cách đỡ 2 tay bé, sau đó là 1 tay và thả tay ra cho bé tự đi một mình 1-2 bước.
Nếu bé nhát không chịu đi luôn bên bé để bé có cảm giác an toàn, giai đoạn đầu cố hạn chế tối đa bé ngã giúp bé không sợ. Hạn chế đi giầy, dép chật hay quá rộng hoặc nặng. Quần áo bé mặc thoải mái dễ vận động, ngày tập thời gian ngắn để bé đỡ mệt.
Giai đoạn này cho bé chơi đồ chơi có mối tương quan giữa vật thể và cân bằng : Thanh gỗ xếp lên nhau hoặc quả bóng nhựa lên thanh gỗ( bóng lăn ra). Bé 11 tháng có thể biểu lộ được tình cảm bằng động tác như ra dấu tay, nhưng khi bé có yêu cầu bằng động tác cha mẹ không lên làm theo.
Cố đợi bé ra yêu cầu bằng lời nói, có thể bé nói không chuẩn nhưng chỉnh cho bé dần. Giai đoạn này bé bắt trước rất nhanh và mô phỏng lại. Hạn chế cho bé nghe được câu chửi bậy hoặc cãi vã. Nhắc nhở bé khi bé phát âm từ bậy bạ, nhất khi bé học chửi người khác.
DẠY VÀ HUẤN LUYỆN BÉ 12 THÁNG TUỔI
Giai đoạn này bé gần như phát triển vượt bậc mọi mặt so với trước. , giai đoạn này ngoài việc chơi đồ chơi, phải cho bé tiếp xúc thực tế đời sống , môi trường xung quanh, khuyến khích bé tự đi lại tìm hiểu và diễn đạt xuy nghĩ bằng ngôn ngữ.
Có thể tầm này bé chưa đi vững hoặc chưa đi được nhưng chúng ta có thể hỗ trợ bé băng xe đẩy, tập đi … bé dựa vào đó đi lại quan sát. Tầm nhìn và khả năng ghi nhớ bé giai đoạn này rất tốt, bé nhớ rất nhiều tuy chứ có thể nói ra hết.
Người lớn nên dạy đi dạy lại nhiều lần , dạy bé các từ đơn giản ứng với sự vật hoặc hành động giúp bé dễ nhớ và phát âm theo, không nói từ trừu tượng. Bé cũng thích nhìn các con vật thực sự : đi vườn bách thú.
Bé cũng rất thích tìm hiểu các loại hoa quả , khi cho bé ăn cố gắng vừa giúp bé ăn vừa giải thích từng loại hoa quả cho bé.
Cho bé xem các tranh đơn giản và nhiều màu sắc. Khi bé tập đi, vấp ngã thì khuyến khích và động viên bé tự đứng lên đi tiếp , không hỗ trợ, không thể hiện động tác thương cảm , không trách móc mắng mỏ bé. Về cơ bản dạy ngôn ngữ cho bé phải từ từ, không vội vàng tránh sau này bé nói lăp.
Bé 1 tuổi có thể chơi các trò đơn giản cùng người lớn như trốn tìm, tìm người hoặc đồ chơi bị dấu. Khi chơi trò này bé thích thú và có cảm giác tốt về không gian.
Giai đoạn này chú ý cho bé tập động tác tự đứng một mình, quỳ gối, tập bước và đi. Cho bé tập nơi rộng rãi và an toàn, tránh xa chỗ nguy hiểm hoặc có đồ nguy hiểm : ổ điện , phích nước , cố gắng cho bé hoạt động nhiều ngoài trời khi thời tiết đẹp.
Cũng có thể mô phỏng tiếng kêu động vật để bé bắt trước : cho bé xem tranh , giải thích cho bé đồng thời kêu tiếng kêu con vật đó giúp bé bắt trước : Vịt kêu cạc cạc, dê kêu be be, chó kêu gâu gâu….
Rèn luyện cho bé ý chí tốt bằng chơi trò chơi trượt cầu thang( ở các chỗ vui chơi cầu thang trượt lên đến thắt lưng người lớn ) giữ bé từ từ trượt xuống , lâu dần để bé tự chơi.
Thể dục: Ngoài việc tập đi cho bé tập động tác nhảy : Bố mẹ giữ dưới cánh tay bé giúp bé nhảy hướng về trước chút, lâu dần để bé tự làm.