Home / SỨC KHỎE TRẺ EM / Dạy và luấn luyện bé từ 25 tháng đến 36 tháng (Phần 5)

Dạy và luấn luyện bé từ 25 tháng đến 36 tháng (Phần 5)

Cháu lên 3 cháu đi mẫu giáo … Cô thương cháu vì cháu không khóc nhè. Nhưng” Mẹ mệt cháu vì cháu hay mè nheo, ăn vạ”. đó là khủng hoảng tuổi lên 3. Vậy tại sao bé lên 3 hay có khủng hoảng (rối loạn tâm lý).

Khi bé lên 3 đánh dấu sự trưởng thành hầu hết của toàn bộ cơ quan bé

– Hệ tiêu hóa hoàn thiện, răng , dạ dày …, bé cai sữa rồi, thức ăn hoàn toàn bên ngoài mà không cần lệ thuộc mẹ nữa

– Hệ vận động bé hoàn thiện : bé chạy nhảy, cầm nắm vận động tốt, một số việc cá nhân bé đã tự làm rồi.

– Hệ thần kinh : Bé gần như đã hiểu biết nhiều , nói sõi và hiểu người lớn nói. Khi đó bé có phản ứng lại ngay với những tín hiệu mà bé cảm thấy không tốt từ người lớn và chống đối lại. Đồng thời bé cũng có những hành động và lời nói muốn người lớn chú ý. Đi đôi với việc tò mò và tìm hiểu xung quanh , kéo theo các câu hỏi mong muốn người lớn giải thích thỏa đáng.

– Hệ miễn dịch bé cũng hoàn thiện hoàn toàn. Ở độ tuổi này có sự thoái trào của một số bệnh tự miễn. Bé ít ốm vặt hơn.

Nói chung như các bạn quan sát , ở những động vật khi con non trưởng thành ứng với tuổi lên 3 của bé , đã phải tự lập kiếm ăn. Có thể những kỹ năng đó được di truyền đến bây giờ và ảnh hưởng đến tâm lý bé.

Nói chung ở tuổi này bé muốn Tự Lập khi đã trưởng thành phần nào , muốn thoát ra một sự kìm kẹp vô hình từ bố mẹ để khẳng định bản thân. Từ đó hình thành phần nào cách ứng xử bé.

Khi bé lên 3, đa số các mẹ đều có em bé nữa

Việc chú tâm nhiều vào bé nhỏ khiến bé lớn cảm thấy bị cô lập. Bé mong muốn được chú ý hơn.

Tuổi lên 3, ở nước ta đa số các bé đều được gửi đến lớp

Việc tiếp xúc với nhiều bé , có những tính cách khác nhau hoặc ảnh hưởng bởi môi trường giáo dục. Bé cũng thay đổi nhiều tính nết mà khi ở nhà bé không vậy.

TÓM LẠI:

Khi bé lên 3, một số bé có biểu hiện khủng hoảng thể hiện ở cách đáp ứng với cuộc sống hoặc lời cha mẹ. Điều này hoàn toàn là bình thường. Các mẹ cũng không quá lo lắng. Các việc các mẹ cần làm

– Lợi dụng tính muốn tự lập ở bé , dạy bé các kỹ năng sống tự lập ngay từ lúc này, không quá lệ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ. Ít nhất là việc cá nhân.

– Do bé nhận thức tốt, lên nhẹ nhàng dạy bé phân biệt đúng sai. Thưởng phạt. Lờ đi khi bé cố ý làm trò muốn chúng ta chú ý.

– Không quá căng thẳng dạy bé bằng to tiếng hoặc bạo lực vì ảnh hưởng nhiều đến tính ương bướng bé sau này.

Trong giai đoạn này , ngoài những bài huấn luyện về các động tác đòi hỏi độ khó và tinh tế hơn lứa tuổi trước , cần thêm dạy bé kỹ năng về xã hội, ngôn ngừ sâu hơn và tự sắp xếp trong cuộc sống.

Ngoài ra giai đoạn này các bé đều đi lớp. Tiếp xúc với bạn bè và môi trường mới, hay ốm vặt. Vẫn bổ sung tăng đề kháng cho bé nếu bé hay ốm vặt. Ăn uống cân đối và đầy đủ dinh dưỡng. Tẩy giun định kỳ. Bổ sung thêm DHA.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *