Bé không nghe lời làm cách nào cải thiện, bé chậm nói làm cách nào cải thiện? Là những câu hỏi được rất nhiều các bậc làm cha mẹ quan tâm. Thực tế, việc dạy trẻ cần tuân theo một số quy định mà không phải ai cũng biết.
Tầm quan trọng của việc dạy và huấn luyện bé ngay từ nhỏ
Bé sinh ra như một tờ gấy trắng, mọi tri thức dù nhỏ nhất trong cuộc sống đều được hình thành và học hỏi ngay từ nhỏ.
Có rất nhiều người nhận ra được rằng có những sai sót trong việc dạy, huấn luyện con của một người khác nhưng rất khó để thay đổi và nhận ra những cái sau trong việc dạy và huấn luyện con mình. Vậy dạy bé ngay từ nhỏ thế nào là đúng.
Việc dạy và huấn luyện bé là quá trình từ từ, dựa theo sự phát triển các hệ cơ quan , giác quan của bé. Từ đó giúp bé thích nghi theo hướng tốt cuộc sống bên ngoài, kích thích bé sự sáng tạo và hấp thu tri thức.
Chúng được thực hiện ngay từ những tháng đầu tiên sau sinh. Để nắm rõ vấn đề này các bạn phải hiểu cơ bản qua đặc điểm của các bé tại từng tháng ( đã có bài viết lên mình không nhắc lại). Bài này bao gồm 4 phần nói rõ với các bạn huấn luyện bé ngay từ nhỏ. Giúp cha mẹ bé nhàn hơn trong việc dạy dỗ bé sau này.
DẠY VÀ HUẤN LUYỆN BÉ 1 THÁNG TUỔI
Khi bé được 1 tháng tuổi khả năng quan sát đồ vật và độ nhạy cảm hai tay đã hoàn thiện nhiều. Giai đoạn này các bạn có thể dùng đồ chơi nhiều màu sắc hoặc phát ra âm thanh , bé mới chỉ nhìn thẳng nhưng chăm chú nhìn đồ chơi hơn giúp bé tập trung thị giác.
Ngoài ra để phát triển thính giác tốt hơn và gắn kết tình cảm mẹ con, giai đoạn này người mẹ chịu khó hát nhẹ nhàng, nói chuyện với bé nhẹ nhàng dù bé chưa hiểu gì nhưng bé rất thích.
Việc gắn kết mẹ con trong quá trình nuôi bú, bài hát, ánh mắt, lời ru tạo sự tin tưởng hoàn toàn từ bé và nhất cử nhất động người mẹ ảnh hưởng đến bé sau này.
DẠY VÀ HUẤN LUYỆN BÉ 2 THÁNG TUỔI
Bé 2 tháng tuổi đã có nhiều hứng thú với môi trường xung quanh , bé hay nhìn theo đồ chơi nhiều màu nhất là màu đỏ , không thích màu ảm đạm.
Giai đoạn này bé có thể nhìn 45 độ lên đồ chơi của bé có thể treo cách giường 30-50 cm, nhiều màu sắc và hoán đổi vị trí giúp bé điều tiết mắt tránh lệch mắt( nhiều mẹ không chú ý vấn đề này sau mắt bé hay lệch).
Khi chơi đùa có thể lắc đồ chơi giúp bé hướng theo đồ chơi, không để ánh sáng quá mạnh vào vắt bé.
Mẹ bé vẫn chịu khó cho bé nghe nhiều nhạc nhẹ nhàng hoặc hát ru cho bé. Không được để bé gần nơi quá ồn ào hoặc nhạc quá mạnh kích động, dễ ảnh hưởng đến tính cách bé sau này.
Tập thể dục :cho bé tập động tác đạp xe nhẹ nhàng giúp bé thoải mái và hệ tiêu hoá bé tốt. Đôi khí ngày dành 0,5-1 p cho bé nằm sấp và dùng đồ chơi dụ bé, tốt cho các cơ lưng cổ, hệ tuần hoàn và mở rộng được phạm vi quan sát của bé.
Cũng cho bé tập các động tác nở ngực như cầm nhẹ hay bàn tay bé dang sang hai bên, hướng lên trên và bắt chéo nhẹ nhiều người thể dục ngày 3 lần.
DẠY VÀ HUẤN LUYỆN BÉ 3 THÁNG
Giai đoạn này cần sự phối hợp tay và mắt. Bé có trí lực hay không ngay ở tháng này. Muốn bé thông minh cha mẹ cố gắng cho bé tiếp xúc nhiều đồ chơi khác nhau bằng tay. Việc nhìn và tiếp xúc bằng tay giúp việc phối hợp tay mắt bé tốt hơn nhiều.
Đặt cố định trên giường bé một số đồ chơi nhiều màu sao cho bé hơi cố là với được, 2-3 hôm thay đồ chơi một lần giúp bé hứng thú hơn.
Với bé 3 tháng có thể nhìn 180 độ. Có khả năng bước đầu phân biệt màu sắc. Bé cũng tự cầm lấy thứ bé muốn. Việc dùng đồ chơi dụ bé hoặc giúp bé với để lấy giúp việc phối hợp tay mắt bé tốt hơn.
Ngoài ra việc cố lấy đồ chơi của bé khi bố mẹ cho bé nằm sấp giúp hai tay bé phát triển đỡ được thân trên, tố cho tuần hoàn bé , tạo cơ sở cho động tác bò sau này, tất nhiên chỉ cho bé nằm sấp thời gian ngắn.
Giai đoạn này mẹ bé chịu khó nói chuyện với bé , dù bé chưa hiểu gì nhưng nếu nói đi nói lại nhiều lời ghi lại trong vỏ của đại não bé giúp bé có cơ sở học nói sau này
Thể dục : Như bé 2 tháng , thêm hai động tác : Duỗi (bé nằm ngửa nắm lấy hai tay bé vắt chéo hai bên nhẹ nhàng, hướng ra trước, sang hai bên), co chân (duỗi cẳng chân bé , co chăn bé góc vuông với bụng). Hai động tác này ngày 2 lần. Ngoài ra chú ý cho bé vận động ngoài trời khi thời tiết tốt. Lợi cho bé
DẠY VÀ HUẤN LUYỆN BÉ 4 THÁNG
Khi bé được 4 tháng tuổi cần thay đổi một chút không gian và môi trường sinh hoạt xung quanh, phòng bé mới mẻ và thoáng, màu sắc tươi sáng giúp bé sáng tạo hơn. Hạn chế màu xám và trắng, tốt nhất là màu đỏ, vàng , xanh , cam.
Bé 4 tháng hiểu được nhiều thứ , thích được bế và quay đầu để tìm người. Bé khóc khi không có người bên cạnh. Bé thích đồ chơi chuyển động và phát ra âm thanh khi bật công tắc.
Khi nằm ngửa bé thích nắm hai tay với nhau đùa trước mặt. Cười khi vui và khóc to khi không vừa ý. Lúc này mẹ bé vẫn phải nói nhiều với bé hơn giúp lưu trữ thông tin ngôn ngữ. Lúc này bé có thể nắm chắc đồ chơi bằng cả hai tay, lắc đi lắc lại và hoạt động các ngón tay dù còn rời dạc. Cố để đồ chơi trước mắt bé, bé sờ được lấy được phối hợp chính xác động tác tay mắt hơn. Chân bé cứng cáp hơn có thể khua khoắng , có thể xoay mình từ nghiêng về ngửa.
Thể dục : Cho bé nằm sấp hai tay nắm chân bé co lên 45 độ và đặt xuống. Ngày 2 lần. Hoặc cho bé nằm ngửa : nắm lấy hai tay bé kéo bé ngồi lên rồi trở lại vị trí cũ ngày 2 lần. Và như bé 3 tháng.
DẠY VÀ HUẤN LUYỆN BÉ 5 THÁNG TUỔI
Bé 5 tháng thường đã biết lẫy , có thể để đồ chơi các vị trí khác nhau để bé quay đầu tìm kiếm và cổ vũ bé khi bé thấy. Giúp bé phối hợp tốt toàn bộ các động tác tay, đầu, mặt, cổ và mắt đồng thời giúp bé phát triển xúc giác và trí nhớ.
Nếu bé chưa lật được cha mẹ huấn luyện bé lật bằng đồ chơi : dùng đồ chơi dụ bé , di chuyển sang trái, sang phải trước , dưới giúp bé hướng đồ chơi mà lật được.
Chịu khó giúp bé nhận biết đồ vật bằng cách nói đi nói lại sự vật đó. Ví dụ chỉ vào quạt điện, nói với bé là quạt nhiều lần. Sau đó bật quạt bói “bật quạt”, khi tắt quạt nói “tặt quạt” từ đó bé nhận biết chiếc quạt. Đồ vật khác cũng vậy.
Giai đoạn này chủ động dạy bé phát âm bắt chước mẹ. Chủ yếu âm đơn như a-a, u-u, ba ba… cố cho bé chú ý khẩu hình của mẹ để bé bắt chước theo.
Tập thể dục : Tăng thêm 2 động tác : hai chân co duỗi , thả lỏng chi dưới. Ngoài ra chịu khó cho bé tắm nắng ngoài trời nhiều hơn giúp bé tổng hợp vitamin D và tâm trạng bé thoải mái. Tất nhiên môi trường tắm nắng cho bé phải phù hợp
DẠY VÀ HUẤN LUYỆN BÉ 6 THÁNG TUỔI
Giai đoạn này cố gắng có bài giúp bé hoạt động toàn thân giúp bé cứng cáp. Cố gắng giúp bé phối hợp hai tay: ví dụ đưa bé một đồ chơi, bé cầm lây sau đó đưa bé một đò chơi khác đúng tay bé đang cầm xem bé có đưa đồ chơi đang cầm sang tay còn lại để lấy đồ chơi không. Nếu bé ném đồ chơi trước đi để cầm đồ chơi mới thì làm lại. Giúp bé luyện chức năng truyền hai tay.
Người lớn có thể nắm hai tay của bé giúp bé động tác ngồi , từ nằm sang ngồi hoặc đứng xuống ngồi, tất nhiên không ngồi nhiều tránh ảnh hưởng đến cột sống bé. Cũng có thể đưer bé lên đùi cho bé nhảy nhưng giữ nách bé.
Chuẩn bị cho bé tập bò bằng cách dùng tay chặn một bàn chân bé , bé có sức để đạp chân còn lại. Sau đó lại đổi sang chặn bàn chân còn lại. Từ đó bé học bò rất nhanh. Bạn có thể đưa bé các tờ báo để bé xé, giúp huấn luyện tính linh hoạt các đầu ngón tay.
Bé 6 thàng có thể phát âm hươ hươ. Ngoài chuyện nói chuyện nhiều với bé , cho bé quan sát nhiều khẩu hình còn cố giúp bé nhớ tên của bé bằng các nhắc lại nhiều lần.
Giúp bé nhận biết các bộ phận trên cơ thể bé bằng cách nói đi nói lại nhiều lần. Hạn chế cho bé chơi đồ chơi kích thước quá nhỏ vì tầm này bứ có thế lấy và cho vào miệng
Giai đoạn này là giai đoạn bé ăn dặm , mọc răng. Lên tập cho bé thói quen sinh hoạt tốt. Có thời gian biểu cho bé một cách rõ ràng , có quy luật trong việc ăn, uống, ngủ, chơi. Khi bé biết ngồi tập cho bé thói quen ngồi bô khi đại tiện vào một giờ cố định.