Home / BỆNH VỀ DA VÀ TÓC / Chàm sữa ở trẻ em nên xử lý thế nào?

Chàm sữa ở trẻ em nên xử lý thế nào?

Chàm sữa( lác sữa) là dạng chàm thể tạng ở trẻ từ 2 tháng-2 tuổi có đặc tính là bệnh viêm da mạn tính hoặc trong gia đình có tiền sử có cơ địa dị ứng. Chàm sữa tổn thương hay thấy là ở 2 má, vậy trong trường hợp này nên xử lý thế nào? Hãy tham khảo trong bai viết dưới đây nhé.

Phân loại chàm sữa

– Cấp tính: nổi hồng ban, mụn nước, bóng nước , rỉ dịch, đóng mài, ngứa.

– Mạn tính: rát, mảng da dày, khô, tróc vảy, nhièu rãnh ngang và thay đổi sắc tố da sau viêm

– Bán cấp: sang thương trung gian giữa giai đoạn cấp và mạn tính.

Yếu tố khiến chàm sữa phát tác

– Dị nguyên (thức ăn, sữa công thức, không khí, vật nuôi, phấn hoa…)

– Các chất kích ứng da : xà phòng, bột giặt, thuốc tẩy, vải len, khói thuốc, bụi bặm..

– Khí hậu nóng, lạnh hay khô.

– Nhiễm trùng, nhiễm siêu virut

– Da khô do tắm rửa nhiều lần.

Cách xử lý chàm sữa

Nguyên tắc xử lý

– Chăm sóc da và làm ẩm da

– Điều trị kháng viêm

– Điều trị ngứa

Điều trị đặc hiệu

– Nếu có bội nhiễm rỉ dịch : bôi milian 1% hay Eosine 2% lên khi đang rỉ dịch đến khi hết rỉ dịch. Ngày bôi 2 lần.

– Chống viêm : dùng corticoid thoa tại chỗ( eumovate, gentrison..) ngày 1-2 lần. Không quá 10-14 ngày.

– Giữ ẩm da: giúp giảm độ nặng và tần xuất tái phát, phục hồi da. Thời gian giữ ẩm đến khi khỏi hẳn.

Các loại thường dùng : Saforelle Bebe, cetaphil, Atopiclair , Ceradan, Eucerin ato control, A- DermaExomega DEFI emollient.

Những dưỡng ẩm do các bạn khó thể tự tìm thì hãy tham khảo Aloevera hình ( Ko kích ứng, dịu nhanh , an toàn ).

Thoa kem dưỡng ẩm trong vòng 3 phút sau khi tắm Ngày 2-3 lần. Sau khi khỏi vẫn duy trì dùng một thời gian tránh tái.

Sữa tắm : Saforelle bebe, cetaphil, Physiogel, Eucerin pH5…..

An toàn các bạn tham khảo lactodiall là thảo dược tốt cho da bé.

Điều trị triệu chứng

– Kiểm soát ngứa: Corticoid thoa tại chỗ kèm dưỡng ẩm. Kèm theo đó có thể uống thêm kháng histamin như Aerius với bé trên 6 tháng hoặc bé ngứa nhiều.

– Kháng sinh: Nếu thấy có bội nhiễm mủ, nhiễm trùng : cephalexin, cefadroxil, oxacilin.

Cách chăm sóc bé tại nhà

* Vệ sinh tắm rửa

– Tắm nước ấm , không quá 2 lần mỗi ngày , không quá 15 p tắm.

– Dùng sữa tắm dịu nhẹ, pH trung tính hay acid nhẹ( 5) hoặc lactodiall.

– Lau khô sau tắm bằng khăn mềm, mịn. Không trà mạnh.

– Thoa chất dưỡng ẩm thường xuyên sau tắm 3 phút. Ngày 3-4 lần.

– Không lên để trẻ tiếp xúc với bột giặt, hoá chất, phấn rôm, nước hoa…

* Quần áo: Quần áo bé phải làm từ 100% coton giúp bé thông thoáng , không mặc đồ quá chật hay vải băng sợi len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da.

* Tránh sướt da: Cắt ngắn móng tay bé tránh bé ngứa gãi gây nhiễm trùng da. Hoặc mang vớ găng tay cho bé hạn chế bé gãi

* Không gian ở: Thông thoáng, sạch sẽ, không khói thuốc, nước hoa, động vật nuôi, không để nhiệt độ phòng quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm thấp.

* Ăn uống: Kiêng thực phẩm dễ gây dị ứng ở bé, uống thêm nước (bé không bú mẹ hoặc trên 6 tháng). Vệ sinh nhẹ nhàng sạch sẽ sau mỗi lần bú hoặc ăn.

Nên đến viện khi nào?

– Sang thương da lan rộng hết nặt hay toàn thân

– Bội nhiễm mủ trên vết chàm

– Sốt, lừ đừ, bỏ ăn bỏ bú, quấy khóc khó chịu.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *