Home / SỨC KHỎE TRẺ EM / Các dị tật ở bàn chân và cẳng chân trẻ

Các dị tật ở bàn chân và cẳng chân trẻ

Khi bé có một số dị tật bàn cân hay cẳng chân như chân chữ O, chân chữ X, bàn chân bẹt hay khum….có nên can thiệp hay đi khám không? hiện đang là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Vấn đề này găp tương đối nhiều trẻ, và tất nhiên khi bé có một cái bất thường dù nhỏ nhất cũng làm cha mẹ phiền lòng.

Theo đó, để rõ tại sao bé bị vậy, di truyền, hay bản thân bé bị trong quá trình phát triển, các bạn phải hiểu phần nào sự phát triển của chi dưới của bé, qua đó các bạn mới rõ tại sao bé lại bị.

Sự phát triển bình thường của chi dưới

Trong quá trình mang thai, chi dưới của thai xảy ra nhiều biến đổi, nụ chi dưới phát triển khoảng tuần thứ 4 thai kỳ . Trong tuần thứ 6, chi dưới bắt đầu gập về dọc giữa, tiếp tục xoay vào trong khiến đầu gối thai nhi hướng về phía sọ và ngón cái đưa về đướng giữa. Khi đủ tháng, 80% trẻ nằm ở tư thế chính với gối và hông gấp, hông xoay ra ngoài, cố chân gấp vào gan và xoay trong, tư thế này giúp bé gói gọn lại.

tuy nhiên đó là nguyên nhân khiến cho bé có dị tật sau này vì 20% bé không nằm tư thế đó, chúng nằm hông và gối gấp, cổ chân gấp về phía mu chân, cẳng và bàn chân xoay ra ngoài, dẫn đến xương chày xoay ra ngoài, bàn chân chạm gót vẹo ngoài, hay chân hướng ngoài.

Đa số sau sinh , các bé đều tự sửa chữa các dị tật này giảm bớt chúng về đúng tư thế bình thường do đó cha mẹ không nên quá lo.

Có những dị tật nào liên quan đến cẳng chân và bàn chân ở bé?

Xương bàn ngón vẹo trong và biến dạng phần trước bàn chân

Nhiều mẹ phát hiện ra điều này khi cả hai ngón cái bé đều vẹo và hướng vào trong. Hay gặp nhất là toànbộ ngón đều vẹo vào trong. Nguyên nhân chính do tư thế bé thời kỳ bào thai, có thể do thiếu ối, đa thai, u xơ tử cung… khiến môi trường lòng tử cung chật hẹp.

Xử lý: Đây là biến dạng chức năng, đa số bé tự khỏi, bố mẹ có thể tự chỉnh cho bé bằng cách giữ chặt gót chân bé, một bên kéo căng, đẩy phần giữa và phần ngón về phí bình thường hoặc hơi quá một chút. Đôi khi nên bó bột hoặc nẹp cố định cho bé.

Xoay xương chày

Bệnh lý này thường ít gặp và tự khỏi khi bé tập đi.

Gối vẹo ngoài và vẹo trong bệnh lý

Gối vẹo ngoài hay còn gọi là chân vòng kiềng là do biến dạng góc của khớp gối với đầu dưới xương chày khép lệch hẳn với xương đùi dẫn tới dạng củ đầu dưới xương chày. Chân vòng kiềng là bình thường và khỏi khi bé 2-3 tuổi. Sau lại tự nhiên vẹo hơn lúc 3-4 tuổi và khỏi hoàn toàn vài năm sau đó.

Tuy nhiên nếu chân vòng kiềng vẹo quá mức hoặc một bên lâu khỏi nên đi khám, có thể do còi xương , loạn sản sụn, tạo xương bất toàn , viêm xương sụn, rối loạn thần kinh cơ hoặc nhiễm trùng hay u xương chày.

Đối với gối vẹo trong thường do bé béo phì, thừa cân kèm theo đó là bàn chân sấp. Hoặc nếu vẹo trong 2 bên thường do còi xương, loạn dưỡng xương hoặc loạn sản xương.

Xử lý: Vẹo ngoài hoặc trong sinh lý bé thường tự khỏi còn bệnh lý đa số do còi xương thì bổ sung canxi và vitamin D. Nặng hơn nữa khám để cắt một phần xương hoặc nẹp.

Bàn chân khoèo

Là tật bàn chân bị vẹo cứng vào trong, khép gấp về phía gan bàn chân làm xuất hiện tình trạng khoèo. Tật này không thể tự chỉnh về bình thường được mà phải bó bột hoặc can thiệp phẫu thuật.

Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc nứt đốt sống , do hội chứng dải co thắt…..

Bàn chân phẳng

Rất hay gặp ở trẻ em đặc trưng bởi mất độ cong vòm dọc trong bàn chân khi đi hoặc mang trọng lượng. Bao gồm bàn chân phẳng linh đồng hoặc cứng.

Trẻ sinh ra đa số là bàn chân phẳng nhưng những năm sau đó phát triển thành vòm dọc trong. Giảm dần đến năm 6 tuổi , 24% trẻ vẫn còn bàn chân phẳng. Nam mặc nhiều hơn trẻ nữ. Thừa cân béo phì tăng nguy cơ này. Lớn lên còn 10% trẻ bị. Khi bé bị bàn chân phẳng thường đi lại chậm hơn và giảm các hoạt động.

Bàn chân phẳng cứng : Không linh động như thể bàn chân phẳng bình thường, đa số là bệnh lý thường là do bệnh dính xương cổ chân hay dị tật xương sên nằm dọc, trường hợp này chiếm 1% trẻ bị. Đôi khi là biến chứng sau nhiễm trùng, chấn thương, viêm khớp.

Điều trị với bàn chân phẳng cứng: dùng giày chỉnh hình là bé ổn, chỉ phẫu thuật khi có xương ghe phụ hoặc dính xương cổ chân

Bàn chân hình vòm

Là biến dạng gấp gan của phần trước chân với phần sau bàn chân làm vòm dọc trong gan chân rất cao. Đây là bệnh lý thần kinh cơ do yếu hoặc liệt các cơ nội tại bàn chân và các cơ gấp mu. Đa số gặp ở trẻ khi lớn lên. Điều trị chủ yếu là các bài tập tăng sức mạnh cơ bị yếu hoặc lót dày cho cao hỗ trợ. Phẫu thuật nếu co cứng.

Dị tật ngón chân

Ngón cái vẹo ngoài: là tình trạng ngón cái vẹo hẳn ra ngoài nhưng bàn ngón 1 lệch trong tạo phần nhô lên mặt trong khớp ngón cái hay gặp ở nữ, không cần điều trị. Chú ý đi giày dẹp tránh cọ quá nhiều phần nhô.

Ngón châm khoằm: Chỉ tình trạng co rút của khớp gian ngón gần ( 2,3,4,5) thường do di truyền hoặc do trẻ lớn mang giầy chật, cha mẹ lên cho bé mang giầy thoải mái.

Ngón chân hình vồ: Tình trạng này rất ít gặp, do biến dạng gấp mạn tính của khớp gian ngón xa gây áp lực lên đầu ngón thường do mang giầy chật hoặc bẩm sinh. Đa số không ảnh hưởng gì, không cần điều trị.

Tật thừa ngón : Xuất hiện thêm ngón phụ có thể do bẩm sinh hoặc di truyền, thường lên cắt bỏ lúc 9-12 tháng tuổi.

Ngoài ra còn có ngón chân vuốt , ngón chân xoăn, tật dính ngón ..

Tật đi bằng ngón chân hoặc gót chân

Tật đi bằng ngón hay phần đầu của bàn chân là biến thể bình thường ở trẻ tập đi 12-18 tháng tuổi. Đa số chỉnh dần và khoảng 25% trẻ tiếp tục giữ thói quen này.

Xử lý: Đa số các bé tự khỏi. Hoặc bố mẹ có thể làm bài tập kéo căng, hỗ trợ matxa và gấp mu cho bé.

Chọn giày dép cho bé

Giày và dép luôn là lựa chọn của các bà mẹ, với bé chưa biết đi thường là thẩm mỹ còn với bé biết đi có tác dụng bảo vệ bàn chân. Nếu chọn không đúng để bé đi có thể gây biến dạng bàn chân.

Lời khuyên bác sĩ: Hạn chế dùng dày đế cứng với trẻ trong giai đoạn tập đi, nên chọn giày vừa cỡ đáy phẳng và linh động phần trên. Chọn giày cho bé vào buổi chiều khi trẻ ở tư thế đứng vì lúc này bàn chân rộng nhất. Không lên có tâm lý mua đời giày dãn ra mà phải mua vừa lên tránh giày chật ảnh hưởng đến phát triển bàn chân. Trước khi mua nên lắc lắc giầy khi bé đi thử xem có cảm giác chật không.

Tóm lại, nếu bé có dị tật ở cẳng chân và bàn chân thì đa số cải thiện được còn nếu không cải thiện thì lên đi khám để điều trị và đa số đều khỏi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *