Trên thực tế, khoa học đã chứng minh những bệnh nhân độ tuổi từ 60 trở lên và mắc một bệnh lý nền thường bị Covid-19 tấn công mạnh hơn. Và bệnh thường có diễn biến xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dưới đây là 8 bệnh lý nền mà người bệnh phải cẩn thận bảo vệ mình trước virus corona.
Virus corona hiện chưa có thuốc đặc trị nhưng hoàn toàn có thể trị khỏi được. Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc 8 bệnh lý nền dưới đây sẽ khó điều trị hơn rất nhiều.
Bệnh lý tiểu đường
Nhìn chung với những người mắc tiểu đường sẽ có biến chứng cao hơn khi nhiễm virus corona. Nguyên nhân do đường huyết tăng và giảm thất thường làm cho hệ miễn dịch kém hơn người khác, dẫn đến khả năng chống chọi bệnh cũng kém hơn. Nếu bạn bị tiều đường mà có dấu hiệu ho, sốt, khó thở cần theo dõi chặt chẽ. Nếu có dấu hiệu bất thường cần liên hệ với cán bộ y tế gấp.
Bệnh tim mạch
Một người có vấn đề ở tim mạch có thể tiềm ẩn khả năng hệ miễn dịch yếu hơn, có nghĩa là khi cơ thể có virus hệ miễn dịch chống lại virus kém hơn.
COVID-19 tấn công phổi là chính nhưng chúng vẫn có thể gây ảnh hưởng tim đặc biệt là với tim có bệnh thì càng đáng lo. Vì lúc đó tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu có oxy đi khắp cơ thể. Với những người bị suy tim thì quả tim đã có trục trặc trong việc bơm máu khắp cơ thể nên khi bị COVID-19 vấn đề có thể nghiêm trọng hơn.
Bệnh hen suyễn
Hen suyễn được xem là tình trạng viêm nhiễm làm co thắt cơ quanh ống khí quản, gây sưng và hẹp ống khí quản ảnh hưởng đến việc hít thở. Những người mắc hen suyễn mà bị nhiễm covid-19 biểu hiện sẽ rất nặng nề. Bạn sẽ phải vừa điều trị hen suyễn vừa điều trị biến chứng do virus gây ra.
Bệnh lý phổi tắc nghẽn COD
Bệnh lý phổi tắc nghẽn mãn tính COD sẽ gây ra triệu chứng khó thở. Những người mắc bệnh này virus corona có thể phá vỡ lớp biểu mô và làm tổn thương hàng rào tế bào bảo vệ phổi khiến virus dễ dàng thâm nhập vào các khu vực khác trên cơ thể. Các chuyên gia kêu gọi những người mắ bệnh này cần có các biện pháp phòng ngừa, không tiếp xúc với người mắc bệnh.
Bệnh nhân bị xơ nang phổi
Xơ nang phổi là tình trạng di truyền làm cho chất nhầy tích tụ trong phổi và các cơ quan tiêu hóa. Khi bị xơ nang thường rất dễ bị biến chứng nhiều hơn khi bị nhiễm covid-19 do bệnh nhân bị nhiễm trùng nhiều hơn.
Bệnh ung thư
Bệnh nhân ung thư dễ nhiễm COVID-19 hơn do hệ miễn dịch bị tổn thương. Đặc biệt tác dụng phụ của hóa trị làm giảm lượng bạch cầu và gây ra tình trạng giảm chức năng miễn dịch tạm thời. COVID-19 có thể phát triển tốc độ nhanh ở bệnh nhân ung thư.
Bệnh suy giảm miễn dịch nguyên phát
Suy giảm miễn dịch nguyên phát là những rối loạn trong đó một phần của hệ thống miễn dịch bị thiếu hoặc hoạt động bất thường. Điều này khiến chúng không có khả năng phòng vệ tự nhiên chống lại vi khuẩn, nấm và virus, điều này cũng có thể xảy ra khi COVID-19 tấn công.
Do đó, mọi người cần tuân theo các hướng dẫn phòng bệnh. Nếu có triệu chứng của bệnh cần liên hệ với bác sĩ.
Những người hút thuốc
Mặc dù, hút thuốc không phải là căn bệnh, nhưng người hút thuốc dễ bị nhiễm COVID-19 hơn do chức năng phổi bị suy yếu. Theo các chuyên gia dịch tễ cho hay, bất kỳ ai hút thuốc đều dễ nhiễm COVID-19.
Chuyên gia cũng cho hay: “COVID-19 gây bệnh về đường hô hấp và gây viêm phổi nên người có tiền sử hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ suy hô hấp và viêm phổi nặng hơn”. Thông tin trên tạp chí Lancet cho hay, 2 bệnh nhân đầu tiên tử vong ở Bệnh viện Jinyintan (Vũ Hán, Trung Quốc) đều là 2 người hút thuốc nhiều năm.